Sự chênh lệch thời gian ở những khu vực gần đường xích đạo là nguyên nhân ra đời của chế độ DST. Cùng Bệnh Viện Đồng Hồ tìm hiểu thuật ngữ DST trên đồng hồ là gì.
Nội dung bài viết
DST trên đồng hồ là gì?
DST là từ viết tắt của Daylight Saving Time, được dịch sang tiếng Việt với nghĩa “Giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày” hoặc “Quy ước giờ mùa hè”. Những chiếc đồng hồ bật chế độ DST sẽ chạy sớm hơn khoảng 1 giờ so với giờ tiêu chuẩn. Tại Úc, Mỹ, Canada; DST thường được gọi là “Daylight Time”. Còn ở Anh, châu Âu và các khu vực khác thì DST thường được gọi bằng cái tên “Summer Time”.
Chế độ này dành cho một vài khu vực của các quốc gia áp dụng chuẩn thời gian DST từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 10 hoặc các nước ôn đới hay gần cực có hiện tượng ngày đến sớm vào mùa hạ và đến muộn vào mùa thu đông. Nhờ việc chỉnh phụ kiện đeo tay theo chế độ DST, người dùng sẽ tiết kiệm được năng lượng chiếu sáng vào ban ngày và ngủ sớm hơn vì đã giảm chiếu sáng vào ban đêm.
Ví dụ, mùa hè trời sáng sớm hơn thì bạn chỉnh máy chạy nhanh hơn 1 giờ, mùa thu – đông trời sáng muộn hơn thì chỉnh máy chạy chậm hơn 1 giờ. Do đó, ngày đầu tiên chỉnh sớm 1 giờ thì đồng hồ sẽ chỉ có 23 giờ/ngày. Ngày sau đó chỉnh đồng hồ trở lại bình thường theo giờ tiêu chuẩn thì sẽ có 25 giờ/ngày.
Lịch sử ra đời thuật ngữ DST trên đồng hồ là gì
Năm 1784, nhà khoa học đại tài Benjamin Franklin đã đề xuất áp dụng DST tại Mỹ. Ông gửi một bức thư cho Tạp chí Paris và gợi ý cách tiết kiệm nến bằng việc dậy sớm hơn vào mùa hạ kèm nhiều minh chứng tính toán về hiệu quả của hành động này. Tiếp theo đó, rất nhiều nước khác trên thế giới cũng đề xuất ý kiến tương tự.
Tuy nhiên, đến tận năm 1908 khi Canada trở thành quốc gia đầu tiên ứng dụng DST thì 8 năm sau (tức năm 1916); 3 nước gồm Áo, Đức, Hungary mới tiến hành áp dụng DST. Đặc biệt là từ năm những năm 1970 – lúc cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu xảy ra – thì nhiều quốc gia bắt đầu phê duyệt chế độ này trên toàn khu vực tài phán của họ.
Tại sao phải chỉnh giờ theo chế độ DST?
Do trục Trái Đất lệch một góc 23.5 độ nên khoảng thời gian giữa các mùa và các quốc gia cũng có sự chênh lệch. Hiện tượng mùa hạ ngày dài, đêm ngắn và mùa đông ngày ngắn, đêm dài càng thể hiện rõ hơn ở những khu vực gần hai cực. Theo quy ước hiện nay 1 ngày có 24 giờ, nếu áp dụng thời gian của mùa đông vào mùa hạ thì chúng ta sẽ bị giảm hiệu quả công việc vì thức dậy muộn hơn vài tiếng so với lúc trời sáng.
Trong khi ấy, việc mọi người ngủ muộn vào mùa hạ không chỉ làm tiêu hao nhiều điện năng hơn mà còn làm cho cơ thể của bạn trở nên thiếu sức sống. Vì thế, việc cài đặt đúng giờ DST theo sự chênh lệch thời gian ở từng khu vực sẽ giúp bạn thích ứng tốt với quy luật ánh sáng của tự nhiên.
Chỉnh giờ đồng hồ DST có ảnh hưởng gì đến người dùng?
Thời gian DST trên thế giới rất phong phú và phức tạp vì mỗi khu vực lại có ngày bắt đầu (thời điểm mặt trời mọc) và kết thúc (thời điểm mặt trời lặn) khác nhau. Dù đến nay vẫn còn không ít tranh cãi về việc sử dụng quy ước này nhưng DST vẫn có tác động tới sức khỏe của con người. Dễ nhận thấy nhất là vào những tháng giao mùa, chỉnh thời gian có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và làm bạn mất vài ngày mới làm quen được.
Bệnh Viện Đồng Hồ đã giải thích cho bạn đọc thuật ngữ DST trên đồng hồ là gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp.
Bài viết liên quan:
GTLS/H3 là gì? Giải mã ký hiệu bí ẩn trên đồng hồ
Tính năng EOL là gì trên đồng hồ đeo tay
Đồng hồ ana-digi là gì? Sự trỗi dậy của đồng hồ điện tử kỹ thuật số