LAU DẦU ĐỒNG HỒ ĐEO TAY
ĐẠT TIÊU CHUẨN THỤY SỸ
Lần Đầu Tiên Quy Trình Lau Dầu Đồng Hồ Được Chuẩn Hóa Bởi Bệnh Viện Đồng Hồ
Cở sở Hà Nội (4 chi nhánh)
Cở sở Tp.Hồ Chí Minh (3 chi nhánh)
Địa chỉ uy tín tại hà nội & tp.hcm
- Bảo hành lên đến 2 năm.
- 9 bước quy trình lau dầu bảo dưỡng đạt chuẩn Thụy Sĩ.
- Thiết bị được nhập khẩu từ các quốc gia Đức, Nhật, Thụy Sĩ.
- Kiểm tra độ chống nước bằng máy Elma chuyên dụng.
- Bảo dưỡng gioăng bằng chất liệu Silicon đặc biệt.
- Đội ngũ kỹ thuật được đào tạo chuyên nghiệp và bài bản.
- Bảng giá chi tiết rõ ràng từng phân khúc đồng hồ.
Bệnh Viện Đồng Hồ – Sửa Đồng Hồ Đeo Tay Uy Tín tại Hà Nội và Tp.HCM
Vươn lên phát triển mạnh mẽ từ 2014, Bệnh Viện Đồng Hồ được bắt đầu với niềm tin, khát vọng mãnh liệt của Kỹ thuật viên đồng hồ Đặng Văn Trường. Cho đến nay, chúng tôi đã có 07 trung tâm lớn với hàng trăm kỹ thuật viên được đào tạo bài bản về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề. Trở thành trung tâm sửa chữa, đào tạo nghề đồng hồ uy tín, chất lượng nhất Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Fanpage: https://www.facebook.com/BenhvienDongho.Fanpage
Địa chỉ | Hotline (click để gọi điện) | Google Map (click để nhận chỉ đường) |
Số 105A ngõ 6 Lê Thánh Tông quận Hoàn Kiếm | 0965.359.899 | Tìm trên Google map |
Số 158B Kim Mã quận Ba Đình (chuyển từ địa điểm 68A Trần Phú quận Ba Đình) | 0981.885.225 | Tìm trên Google map |
Số 194 Đường Láng quận Đống Đa | 0968.668.300 | Tìm trên Google map |
14 Khúc Thừa Dụ quận Cầu Giấy | 0988.561.414 | Tìm trên Google map |
Địa chỉ | Hotline (click để gọi điện) | Google Map (click để nhận chỉ đường) |
109 Đinh Tiên Hoàng P.Đakao Q1 | 0972.109.109 | Tìm trên Google map |
367 Nguyễn Oanh P.17 Quận Gò Vấp | 0967.897.367 | Tìm trên Google map |
476A Trần Hưng Đạo P.2 Quận 5 | 0926.475.476 | Tìm trên Google map |
THẾ NÀO LÀ LAU DẦU ĐỒNG HỒ ĐEO TAY?
Bảo dưỡng đồng hồ hay lau dầu đồng hồ đeo tay là một quy trình tổng thể gồm nhiều bước giúp đồng hồ đạt được tình trạng như mới hoạt động trơn tru ổn định trở lại. Bệnh Viện Đồng Hồ sẽ cung cấp đầy đủ thông tin giúp khách hàng hiểu được tổng quát khi nào cần phải lau dầu đồng hồ, giá thành dịch vụ là bao nhiêu?
Tuy nhiên để biết được chính xác đồng hồ của mình cần phải xử lý như thế nào quý khách liên hệ tư vấn qua zalo, fanpage hoặc qua trực tiếp các chi nhánh của Bệnh Viện Đồng Hồ để kĩ thuật viên kiểm tra bằng máy đo chuyên dụng.
TẠI SAO PHẢI BẢO DƯỠNG – LAU DẦU ĐỒNG HỒ?
- Tình trạng những vết dầu đã khô két lại, và làm cho những bánh răng không thể hoạt động.
- Những chi tiết như bánh răng bị ăn mòn nhanh chóng bởi dầu bôi trơn có chức năng giảm ma sát khi các bánh răng hoạt đông, nhưng giờ đã khô cứng lại thì càng làm ma sát tăng lên dẫn tới hư hỏng các chi tiết thay thế rất tốn kém
KHI NÀO THÌ CẦN BẢO DƯỠNG LAU DẦU ĐỒNG HỒ
Ngoài yếu tố chỉ định từ nhà sản xuất thì thời điểm cần phải bảo dưỡng lau dầu đồng hồ còn phụ thuộc vào điều kiện sử dụng của khách hàng: cụ thể các trường hợp sử dụng vận động mạnh, môi trường khắc nghiệt như xông hơi tắm nóng lạnh tiếp xúc với các hóa chất ăn mòn… các trường hợp sử dụng như thế này sẽ khiến đồng hồ phải bảo dưỡng thì mới có thể hoạt động như ban đầu
Thời gian cho một chiếc đồng hồ cơ cần phải lau dầu (trong điều kiện hoạt động văn phòng bình thường):
- Đồng hồ sử dụng bộ máy đồng hồ của Nhật, Nga thường 2 đến 3 năm.
- Đồng hồ sử dụng bộ máy của Thụy Sỹ dòng phổ thông thường 3 đến 5 năm.
- Đồng hồ sử dụng bộ máy Thụy Sỹ dòng cao cấp thường từ 5 năm trở lên.
Với sự đặc biệt từ kết cầu bộ thoát, dây tóc silicon và ngựa 3 guốc, hãng Omega khuyến cáo bảo dưỡng lau dầu đồng hồ định kì từ 6 đến 8 năm một lần
Đối với đồng hồ cơ (tự động, lên dây)
Máy đo Tester 6000A hoặc máy Witschi sẽ cho biết các chỉ số quan trọng như: Daily Rate, Amplitude, Beat Error. Tùy vào các chỉ số này như thế nào mà người thợ sẽ đưa ra được kết luận về tình trạng của chiếc đồng hồ và quyết định có cần bảo dưỡng đồng hồ hay không. Chúng ta sẽ tìm hiểu lần lượt từng chỉ số ngay sau đây. Lưu ý đồng hồ đo khi đã được nạp căng cót
- Amplitude (Biên độ): Chỉ số này được hiểu đơn giản như độ khỏe của máy đồng hồ. Một cơ cấu máy được gọi là khỏe khi được nạp đầy cót là có biên độ giao động cao nằm trong khoảng 280-320. Biên độ giao động quá thấp báo hiệu tình trạng khô dầu, các chi tiết máy dính bụi bẩn … nên cần phải bảo dưỡng lau dầu. Để tiện tham khảo, máy Sellita SW200 theo nhà sản xuất có biên độ tối đa là 315 và biên độ tối thiểu cho phép là 210, một số máy Nhật Bản (như Miyota và Seiko) thì biên độ giao động tối đa trong khoảng 270-315, trong khi đó biên độ tối thiểu cho phép là tren 230. Đây là chỉ số quan trọng nhằm đánh giá xem liệu bạn có cần phải bảo dưỡng lau dầu đồng hồ hay không.
- Daily Rate (Sai số mỗi ngày) Sai số trung bình trong mức độ cho phép của các hãng cũng khác nhau khá nhiều: Đồng hồ Nhật thông thường: từ -25 đến +35s/ngày, đồng hồ Thụy Sĩ thông thường: từ -10 đến +15s/ngày, đồng hồ Cao cấp: từ -4 đến +6s/ngày. Thực tế, sau một thời gian sử dụng, đồng hồ sẽ xuất hiện tình trạng chậm dần (với nhiều máy Nhật Bản thường sau 1 năm, với Rolex hãng cũng thông báo sau 2,5 năm trở đi) nhưng sai số vẫn nằm trong khoảng cho phép của hãng. Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn muốn căn chỉnh để sai số về mức tối thiểu nhất. Kỹ thuật viên sẽ kiểm tra dựa trên các thông số sẽ tiến hành căn chỉnh đáp ứng sát nhất yêu cầu của khách hàng.
- Beat Error: Thể hiện sự mất đồng bộ trong dao động của Balance wheel (bánh xe cân bằng). Trong 1 chu kỳ, Balance wheel chuyển động về 2 phía, sai số giữa 2 lượt chuyển động chính là beat error. Thông số này ít ảnh hưởng đến sai số nhưng ảnh hưởng nhiều đến biên độ dao động. Giới hạn cho phép của nhà sản xuất thường nhỏ hơn 0.6ms. Chỉ số này lớn đồng nghĩa với việc chuyển động sẽ lệch về 1 phía nhiều hơn dẫn tới ma sát lớn hơn phần còn lại, về lâu dài sự ổn định của máy sẽ bị ảnh hưởng có thể dẫn tới chết máy.
Đối với đồng hồ pin (quartz)
- Sau khi kiểm tra IC và pin vẫn còn hoạt động tốt nhưng máy đo vẫn báo sai số thì ta cần phải bảo dưỡng lau dầu phần cơ của đồng hồ.
- Pin đồng hồ bị chảy nước gây ảnh hưởng tới các chi tiết máy hoặc đồng hồ bị vào nước thì chúng ta cần phải nhanh chóng bảo dưỡng, lau dầu đồng hồ để các chi tiết máy không bị han gỉ
CHỈ ĐỊNH LAU DẦU ĐỒNG HỒ NGAY LẬP TỨC
✥ Bị hấp hơi nước hoặc nước biển vào trong máy. Khi đồng hồ bị vào nước, nước sẽ tác động trước tiên là đến các chi tiết bộ máy bắt đầu có hiện tượng nổi đốm trên bề mặt kim loại, sau đó là đến ăn mòn và kết hợp với các tạp chất gây ố gỉ chi tiết máy.
>>> Xem thêm: Kiểm tra & chống nước cho đồng hồ
✥ Đồng hồ mang sửa tại những nơi ko có uy tín ( hay để lại vân tay trong máy dẫn đến việc gỉ sét bản cầu máy). Không khác mấy so với việc đồng hồ vào nước, và thậm chí nguy hiểm hơn. Vì khi bị mồ hôi chạm vào máy, mồ hôi muối sẽ ăn mòn một cách âm ỉ. Nó không có biểu hiện hấp hơi lên mặt số.
✥ Bị va đập hoặc rơi vỡ dẫn đến các linh kiện máy bị xô lệch.
THỜI GIAN BẢO HÀNH LAU DẦU ĐỒNG HỒ
- Không bảo hành các vấn đề lão hóa của dây da và cao su, hỏng hóc do sử dụng không đúng hoặc do khách hàng gây ra.
- Việc bảo hành cũng không được chấp nhận nếu đồng hồ bị sửa chữa bởi những nơi không uy tín hoặc các trung tâm sửa chữa khác.
- Bảo hành 06 tháng về lau dầu, bảo dưỡng với đồng hồ có thời gian sử dụng trên 20 năm.
- Bảo hành 12 tháng với đồng hồ có thời gian sử dụng dưới 20 năm. Bảo hành 24 tháng với Rolex và Omega dưới 20 năm.
LAU DẦU ĐỒNG HỒ MẤT BAO LÂU?
Việc lau dầu đồng hồ lấy ngay trong ngày là có thể tuy nhiên có nhiều lưu ý chúng ta cần quan tâm. Bộ máy đồng hồ có rất nhiều bộ phận nhỏ và chi tiết, cần phảm được làm sạch và lau dầu cẩn thận tỉ mỉ để giảm ma sát, khiến bộ máy đồng hồ hoạt động trơn tru, chính xác hơn. Ngoài ra, còn phải giữ lại để theo dõi đồng hồ hoạt động bình thường.
Thời gian để xong quá trình bảo dưỡng lau dầu đồng hồ phải dao động khoảng 7-10 ngày mới xong, còn nhanh nhất cũng phải 5 ngày. Chưa kể đối nhiều loại đồng hồ cơ phải lên dây cót thời gian dài hơn hơn đồng hồ pin.
9 Bước Lau Dầu Bảo Dưỡng Đồng Hồ Đạt Tiêu Chuẩn Quốc Tế
Bước 1: Tiếp Nhận Đồng Hồ
Tiếp nhận – Thẩm định – Tư vấn chi tiết cho quý khách có cần bảo dưỡng lau dầu đồng hồ hay không
Bước 2: Vệ sinh dây vỏ đồng hồ
Đảm bảo dây và vỏ đồng hồ sạch bụi bẩn và gỉ xét nếu có
Bước 3: Tháo Kim và Mặt Số
Kim và Mặt số cần được bảo quản riêng biệt, bởi đây là những bộ phận cực kì quan trọng, chỉ cần một chút sai sót là không thể khắc phục
Bước 4: Tháo & Vệ sinh từng chi tiết máy
Các chi tiết máy được tháo rời, được đặt vào lồng quay máy Elma và quay với tốc độ cao để đảm bảo các chi tiết sạch cặn bẩn và gỉ sét
Bước 5: Lắp ráp & Chấm dầu
Đồng hồ được chấm 6 loại dầu khác nhau theo đúng quy chuẩn của Thụy Sĩ, đảm bảo hiệu năng hoạt động là tốt nhất
Bước 6: Khử từ đảm bảo độ chính xác
Sau khi ráp máy, đồng hồ được kiểm tra và khử từ để loại trừ từ trường, giúp đồng hồ chạy ổn định hơn
Bước 7: Kiểm tra căn chỉnh nhanh chậm
Đồng hồ được căn chỉnh nhanh chậm và được đặt trên máy Tester 6000A để theo dõi mức sai số trung bình 1 ngày.
Bước 8: Kiểm tra độ chống nước đồng hồ
Đồng hồ được kiểm tra chống nước bằng máy điều áp chân không Elma. Đảm bảo độ chống nước cho đồng hồ theo thông số hãng
Bước 9: Kiểm tích cót & Thẩm mĩ đồng hồ
Đồng hồ được kiểm tra độ tích và trữ cót trong 40h và thẩm mĩ đồng hồ trước khi trả khách hàng