Đối với những anh chị em đã biết tới Bệnh Viện Đồng Hồ từ lâu, chắc chắn đã sở hữu cho bản thân một hoặc thậm chí cả bộ sưu tập đồng hồ đeo tay đồ sộ. Tuy nhiên, cấu tạo đồng hồ đeo tay như thế nào không phải ai cũng nắm rõ. Trong bài viết hôm nay, Bệnh Viện Đồng Hồ sẽ giúp anh chị em có được thông tin đầy đủ và chi tiết nhất về các bộ phận của đồng hồ đeo tay từ trong ra ngoài nhé.
Nội dung bài viết
Bộ phận bên ngoài của đồng hồ đeo tay
Phần đầu tiên của bài viết, mời anh chị em cùng tìm hiểu về những bộ phận lộ rõ ra bên ngoài khi quan sát một chiếc đồng hồ đeo tay thông thường nhé.
Vỏ đồng hồ
Vỏ đồng hồ là một trong những bộ phận chiếm phần lớn nhất để tạo nên một chiếc đồng hồ đeo tay hoàn chỉnh. Đây cũng là nơi chứa những bộ phận cấu tạo đồng hồ khác.
Vỏ đồng hồ có thể có nhiều chất liệu sản xuất, phổ biến nhất là thép không gỉ, bởi thép có tính dẻo, dễ tạo hình, chịu sốc nhẹ. Bên cạnh đó, vàng, hay bạch kim cũng là chất liệu thường được sử dụng cho những mẫu đồng hồ cao cấp. Ở những dòng đồng hồ thể thao, chất liệu nhựa cũng được ưu tiên dùng cho vỏ đồng hồ.
Quai đeo đồng hồ
Phần quai đeo đồng hồ, hay thường gọi là phần lug đồng hồ, là bộ phận giúp kết nối vỏ đồng hồ với dây đeo. Lug đồng hồ thường được sản xuất đồng nhất chất liệu với vỏ đồng hồ.
Núm đồng hồ
Núm đồng hồ là bộ phận không thể thiếu trong cấu tạo của đồng hồ đeo tay. Nó giúp người đeo điều chình thời gian, hoặc một chức năng khác nếu được tích hợp trên đồng hồ. Núm đồng hồ cần đảm bảo được độ kín nước, chống vào nước.
Dây đồng hồ / Khóa đồng hồ
Bên cạnh vỏ đồng hồ thì dây đeo đồng hồ là bộ phận chiếm phần diện tích lớn thứ hai. Dây đồng hồ có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như kim loại (thép không gỉ, vàng, bạch kim, …), hoặc da (da bê, da bò, da cá sấu, …). Ngoài ra một số chất liệu khác có độ phổ biến kém hơn như cao su, nhựa cũng được sử dụng để xuất dây đeo đồng hồ.
Đi kèm với dây đồng hồ là khóa đồng hồ, có tác dụng giúp cố định chắc chắc phần dây ôm sát với cổ tay người đeo. Bộ phận này thường được cấu tạo từ thép không gỉ, một số phiên bản cao cấp có thể được sử dụng vàng, bạch kim, …
Kim đồng hồ
Tiếp theo không thể nào thiếu được kim đồng hồ. Đa số các mẫu đồng hồ trên thị trường hiện nay đều là kiểu đồng hồ Analog, do đó, kim là một bộ phận phải có.
Ba loại kim chính là kim giờ, kim phút, kim giây, với thiết kế kim giờ ngắn và lớn nhất, kim giây dài và mảnh nhất. Ngoài ra, đồng hồ có thể có thêm kim chỉ lịch ngày, thứ, tháng, kim chỉ 24h, …
Hơn nữa, không chỉ có một thiết kế nhàm chán, kim đồng hồ cũng có rất nhiều kiểu thiết kế khác nhau. Mỗi thiết kế này cũng có một tên gọi khác. Anh chị em có thể tham khảo thêm trong bài viết dưới đây nhé!
Vòng bezel
Vòng bezel là một vòng ngoài của vỏ đồng hồ kết nối với phần quai đeo đồng hồ. Vòng bezel thường có chất liệu đồng nhất với vỏ, một số phiên bản đặc biệt khác sẽ được làm từ chất liệu cao cấp hơn.
Bộ phận này cũng có thể được cố định hoặc xoay 1 chiều, 2 chiều tùy thuộc vào thiết kế và chức năng của mỗi mẫu dồng hồ.
Kính đồng hồ
Mặt kính chính là một bộ phận không thể thiếu của một chiếc đồng hồ, giúp bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi các tác động từ bên ngoài môi trường. Các chất liệu làm kính đồng hồ cũng cực kỳ đa dạng, có thể từ nhựa mica, kính cứng, kính Sapphire, …
Mặt số đồng hồ
Mặt số đồng hồ chính là nơi giúp người đeo xem giờ, hiển thị các chức năng khác của đồng hồ. Mặt đồng hồ thường có bề mặt phẳng, đa dạng màu sắc, chất liệu.
Bộ phận bên trong của bộ máy đồng hồ đeo tay
Để đồng hồ có thể hoạt động trơn tru, bộ phận quan trọng nhất chính là bộ máy đồng hồ. Dưới đây mời anh chị em cùng tìm hiểu các bộ phận cấu tạo nên bộ máy phức tạp này nhé.
Dây tóc đồng hồ
Dây tóc đồng hồ hay còn gọi là dây tóc cân bằng là một bộ phận trong bộ máy đồng hồ cơ, giúp giữ cho bánh xe cân bằng của đồng hồ hoạt động trơn tru, mềm mại hơn.
Bánh xe cân bằng
Như đã nhắc ở trên, bánh xe cân bằng sẽ hoạt động đồng thời với dây tóc đồng hồ. Bộ phận này giúp chia từng khoảng thời gian, đảm bảo đồng hồ hoạt động chính xác.
Barrel
Là bộ phận có ảnh hưởng và quyết định đến khả năng dự trữ cót của đồng hồ. Một số mẫu đồng hồ có Barrel lớn cũng có thời gian trữ cót dài hơn.
Bridge
Là bộ phận được gắn cố định vào đĩa đồng hồ chính, tạo thành một bộ khung của máy, chứa tất cả các bộ phận khác.
Calibre / Caliber
Đầu tiên đây là tên gọi để chỉ vị trí và kich thước của bộ phận đồng hồ. Tuy nhiên, hiện nay, nó được dùng để chỉ số máy đồng hồ, nguồn gốc hoặc nhà máy sản xuất.
Bộ thoát
Đây là một trong những bộ phận quan trọng nhất của đồng hồ đeo tay. Nó giúp duy trì dao động của bánh xe cân bằng và giữ cho đồng hồ hoạt động liên tục, không gián đoạn.
Gioăng đồng hồ
Gioăng đồng hồ là một bộ phận vòng nhỏ được sử dụng để tạo ra một vòng đệm kín khí. Những chiếc gioăng này được đặt xung quanh mặt đáy đồng hồ, kính đồng hồ và núm đồng hồ giúp đồng hồ kín nước, không bị vào nước. Gioăng đồng hồ thường được làm từ cao su và nên được kiểm tra định kỳ khả năng chống nước.
Con dấu Geneva
Mắc dù đây không phải là một bộ phận thuộc bộ máy đồng hồ, nhưng con dấu này được đóng dấu trên bộ máy. Để đạt được con dấu Geneva, đồng hồ phải trải qua 12 bài kiểm tra khác nhau, liên quan đến chất lượng, độ hoàn thiện và chất liệu. Chiếc đồng hồ này cũng phải được sản xuát tại Geneva.
Hệ thống chống sốc Incabloc
Đây là một hệ thống ngày nay không còn quá phổ biến và chỉ được xuất hiện ở những mẫu đồng hồ cao cấp. Incabloc giúp bảo vệ chống sốc cho các bộ phận của đồng hồ khi gặp va chậm, chấn động lớn.
Chân kính đồng hồ
Là bộ phận được sản xuất từ một viên ruby thặt hoặc đá quý tổng hợp, có tác dụng giúp giảm ma sát giữa các bánh răng. Điều này giúp đồng hồ hoạt động chính xác hơn, giảm đáng kể sự mài mòn và tăng tuổi thọ của đồng hồ.
Main Plate / Base Plate
Đây là một tấm kim loại chính có tác dụng giữ tất các bộ phận của bộ máy đồng hồ. Mỗi bộ phận đều được gắn vào một Main Plate.
Mainspring
Mainspring đóng vai trò tạo năng lượng cho sự chuyển động của bộ máy đồng hồ.
Repeater
Là một bộ phận có cấu tạo cực kỳ phức tạp, giúp hiển thị giờ, phút, có thể sử dụng bật / tắt bằng cách sử dụng một nút trên vỏ đồng hồ.
Rotor
Rotor là một bộ phận chỉ có trên cơ cấu máy đồng hồ cơ. Nhờ nó, đồng hồ có thể tự động lên dây cót, thay vì cách lên dây cót thủ công.
Hệ thống giảm xóc
Khác với Incabloc, hệ thống giảm xóc này “dự đoán” các tác động từ bên ngoài, bảo vệ các bộ phận đồng hồ không bị hư hại. Bộ phận này đặc biệt quan trọng với những mẫu đồng hồ thể thao.
Tourbillon
Tourbillon được tạo ra khi bánh xe cân bằng và bộ thoát được gắn bên trong một lồng quay. Hai bộ phận này giúp hoạt động của đồng hồ trở nên chính xác hơn, ít xảy ra lỗi hơn.
Tourbillon thường quay một lần mỗi phút, tuy nhiên, một số cơ cấu máy được sản xuất sẽ quay 4 phút hoặc 6 phút một lần. Đây cũng là một cơ chế phức tạp không phải mẫu đồng hồ nào cũng sở hữu.
(Nguồn: bespokeunit.com)
Hi vọng bài viết trên đã giúp anh chị em nắm rõ hơn về cấu tạo đồng hồ đeo tay. Nếu cần thêm bất cứ thông tin nào cần được giải đáp và tư vấn, anh chị em đừng ngần ngại liên hệ đến Bệnh Viện Đồng Hồ nhé!
Bài viết liên quan: