Trong công nghiệp chế tác đồng hồ, hầu hết các thương hiệu đều dùng thép 316L, chỉ riêng Rolex là sử dụng thép 904L. Từ vỏ, linh kiện bên trong cho đến dây đồng hồ. Rolex luôn có 1 tư duy về tuổi thọ và độ bền vĩnh cửu cho chiếc đồng hồ của họ, khiến họ khác biệt với phần còn lại của thế giới.
Bài viết dưới đây sẽ cho bạn đọc kiến thức bạn cần biết về thép 904L và lý do tại sao Rolex lại sử dụng loại thép này nhé.
Nội dung bài viết
Thép 904L – Tăng khả năng chống ăn mòn hóa học
Thép 904L với công thức hóa học: Fe, <0.02% C, 19-23 % Cr, 23-28 % Ni, 4-5% Mo, <2,0 % Mn, <1.0 % Si, < 0,045 % P, < 0,035 % S, 1.0-2.0 % Cu, Rolex gọi thép 904L là “siêu chống ăn mòn” với tỷ lệ Chromium, Molypden, Nickel, Cu được tăng lên so với 316L. Điểu này giúp cải thiện khả năng chống axit và ăn mòn hóa học và làm tăng độ cứng cho thép. Từ đó đòi hỏi việc sản xuất, tạo hình cho vỏ cũng như dây đồng hồ cần một kỹ thuật luyện kim cực kỳ phức tạp. Điều này cũng tạo nên cái giá siêu đắt của Rolex.
Xem thêm sửa chữa đồng hồ tại bệnh viện đồng hồ
Rolex kiểm soát chất lượng thép từ những điều nhỏ nhất. Sau khi nhận được thép từ nhà máy, Rolex sẽ cho quét qua kính hiển vi điện tử có khả năng phát hiện các khiếm khuyết cấu trúc hay trên bề mặt. Họ sẵn sàng gửi trả lại nếu thép không đạt yêu cầu. Sau khi được kiểm tra, thép sẽ được nung tan chảy trong chân không để làm sạch và loại bỏ tạp chất, giúp tăng khả năng kháng mòn của chất liệu. Từ đó người ta mới tinh chế ra được thép 904L hoàn hảo, đạt được đúng yêu cầu của nhà sản xuất.
Bài viết liên quan:
Thép không gỉ 316L là gì?
Thép 904L – Độ bóng, độ sắc xảo và khả năng hoàn thiện
Rolex bắt đầu sử dụng thép không gỉ 904L vào năm 1985, nhưng mãi đến năm 2000 vật liệu này mới được Rolex dùng phổ biến thay thế cho thép 316L. Lúc ban đầu, Rolex chỉ dùng 904L cho vỏ đồng hồ, còn dây đeo vẫn là thép 316L. Nhưng sau đó, kể từ năm 2006, Rolex dùng 904L cho toàn bộ thành phần vỏ, dây và núm đồng hồ.
Khi so sánh một mẫu Rolex với một mẫu đồng hồ Thụy Sỹ khác, bạn có thể thấy rõ ràng sự khác biệt. Thép 904L có độ bóng cao hơn, cứng hơn, sắc sảo hơn và có phần warm up hơn. Họ chú ý từng chi tiết dù là nhỏ nhất của chiếc đồng hồ – Thứ mà bạn sẽ mang lên tay hàng ngày và luôn tự hào về nó. Họ tạo ra những tuyệt tác khiến bạn sẵn sàng bỏ ra 1 số tiền có thể mua cả 1 căn nhà mà ko hề hối tiếc.
Thép 904L và thép 316L có gì khác nhau?
Để nhận ra sự khác biệt cơ bản nhất của thép 904L và thép 316L bạn có thể xem bảng thành phần hóa học so sánh dưới đây:
Lớp | C | Mn | Si | P | S | Cr | Mo | Ni | Cu |
316L | 0.03 | 2.0 | 0.75 | 0.045 | 0.030 | 16.0 – 18.0 | 2.00 – 3.00 | 10.0 – 14.0 | / |
904L | 0.02 | 2.0 | 1.00 | 0.035 | 0.035 | 19.0 – 23.0 | 4.0 – 5.0 | 23.0 – 28.0 | 1.0 – 2.0 |
Hi vọng bài viết sẽ cung cấp cho anh chị em những kiến thức về chất thép kiến tạo nên thành công của đồng hồ Rolex. Bất cứ dịch vụ sửa đồng hồ Rolex, hay đánh bóng làm mới đồng hồ Rolex chỉ cần anh chị em liên hệ tới Bệnh Viện Đồng Hồ, đội ngũ kĩ thuật viên được đào tạo chuyên nghiệp bài bản đảm bảo mang lại những giá trị tốt nhất trong dịch vụ sửa chữa đồng hồ.
Bài viết liên quan: