Nếu bạn là một người mới sử dụng đồng hồ cơ thì việc gặp trường hợp đồng hồ cơ bị đứng rất dễ xảy ra nếu không hiểu cách hoạt động và sử dụng đồng hồ cơ. Vậy nên benhviendongho.com hôm nay sẽ mang đến bài viết hướng dẫn cách xử lý đồng hồ cơ bị đứng và chỉnh giờ đồng hồ cơ.
Nội dung bài viết
Đồng hồ cơ là gì? Đồng hồ cơ hoạt động như thế nào?
Để có thể tìm hiểu về nguyên nhân và cách xử lý đồng hồ cơ bị đứng, đầu tiên chúng ta cùng đi tìm hiểu đồng hồ cơ là gì? Cách hoạt động của đồng hồ cơ?
Cấu tạo đồng hồ cơ
Đồng hồ cơ hoạt động nhờ một cỗ máy cơ khí bên trong, có thể được tạo nên từ vài chục cho đến vài nghìn linh kiện nhỏ kết hợp hoạt động phức tạp bên trong. Mà cấu tạo chính sẽ gồm 5 bộ phận:
+ Bộ tạo năng lượng.
+ Bánh răng.
+ Bộ thoát.
+ Phần điều khiển.
+ Phần hiển thị thời gian.
Nguyên lý hoạt động đồng hồ cơ
Nguyên lý chung của một chiếc đồng hồ cơ sẽ có sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ phận như sau:
+ Đồng hồ được nạp năng lượng đầu vào bằng cách lên dây cót đối với đồng hồ vặn tay hoặc nạp năng lượng bằng phần quay đối với đồng hồ tự động (automatic).
+ Năng lượng sau khi nạp vào đi qua ổ cót, truyền vào bánh răng và các bánh răng này sẽ hoạt động và tự truyền cho nhau.
+ Bộ phận thoát sẽ đảm nhiệm việc giữ cho các bánh răng chuyển động xoay tròn được nhịp nhàng, đồng đều và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo một tiến độ nhất định
+ Các bánh răng nhất định được nối với các kim chỉ giờ, phút, giây làm kim chỉ quay và chỉ thời gian.
Hướng dẫn cách xử lý đồng hồ cơ bị đứng
Thông thường, nguyên nhân chủ yếu khiến đồng hồ cơ bị đứng là do năng lượng từ dây cót đã cạn kiệt. Như phía trên chúng ta đã tìm hiểu về cách hoạt động của đồng hồ cơ thì dây cót là bộ phận tích trữ năng lượng cho toàn bộ chiếc đồng hồ hoạt động.
Khi dây cót đã chạy hết thì năng lượng cũng hết và đồng hồ cơ sẽ ngừng chạy hay nói cách khác là đồng hồ cơ bị đứng. Với nguyên nhân này thì chúng ta sẽ có 2 cách xử lý khác nhau đối với 2 dòng đồng hồ.
Đồng hồ cơ vặn tay (Handwinding)
Đặt đồng hồ lên một mặt phẳng, giữ nguyên núm chỉnh giờ ở vị trí ban đầu, không kéo núm ra. Một tay giữ mặt đồng hồ, một tay xoay núm khoảng 10-15 lần thoe chiều bánh xe cho đến khi cảm thấy dây cót căng lên, tay vặn khó xoay dần thì dừng lại. Khi đó đồng hồ đã tích đủ năng lượng và hoạt động trở lại bình thường.
Đối với đồng hồ cơ tự động (Automatic)
Với đồng hồ cơ tự động bạn chỉ cần cầm đồng hồ trên tay và lắc nhẹ nhàng 5-10 lần sang 2 bên là chiếc đồng hồ sẽ hoạt động trở lại. Hoặc xoay tay vặn như cách trên đối với những mẫu đồng hồ cơ tích hợp khả năng lên dây cót thủ công.
Bên cạnh đó còn những nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng đồng hồ cơ bị đứng như: chưa đóng hết nút điều chỉnh vào sát đồng hồ hoặc đồng hồ cơ bị khô dầu hay nghiêm trọng hơn là hỏng hóc từ các linh kiện, bộ phận bên trong.
Nếu như đồng hồ sau khi xử lý cách cơ bản trên vẫn không thể hoạt động lại, các bạn nên đem đồng hồ đến cơ sở sửa chữa uy tín và có kiến thức chuyên môn cao để đảm bảo không gây thêm hư hại cho chiếc đồng hồ của mình.
Cách chỉnh giờ đồng hồ cơ
Đồng hồ cơ bị đứng sau khi được lên dây cót lại thường sẽ bị sai lệch thời gian. Vậy để chỉnh lại giờ cho đồng hồ cơ các bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
+ Rút hết nấc tay vặn (thông thường đồng hồ cơ sẽ có từ 2 đến 3 nấc) thì kim giây đồng hồ sẽ dừng lại.
+ Khi này bạn xoay tay vặn sao cho kim quay theo chiều xuôi và chỉnh giờ bình thường.
+ Lưu ý đóng kín hết nấc để đồng hồ đảm bảo độ chống nước cũng như chống bụi và hoạt động bình thường.
Trên đây là các chia sẻ của benvhviendongho.com hy vọng sẽ giúp ích tới các bạn. Bệnh viện đồng hồ với các bác sĩ có tay nghề chuyên môn luôn sẵn sàng đưa ra các hướng dẫn và tư vấn miễn phí sẽ là địa chỉ bạn có thể yên tâm gửi gắm khi cần sửa chữa bảo dưỡng chiếc đồng hồ của mình.