Khái niệm Chronometer là gì? Tìm hiểu ngay những tiêu chuẩn
27 Th11
Đối với những chiếc đồng hồ Thụy Sĩ cao cấp, chứng nhận Chronometer luôn là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu, được ghi ở phía sau hoặc bên trong cỗ máy. Vậy khái niệm Chronometer là gì? Nó khác gì so với những chiếc đồng hồ thông thường không có tiêu chuẩn này? Cùng Bệnh VIện Đồng Hồ tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé.
Nội dung bài viết
Chronometer là gì? Có phải là Chronograph?
Đây là một lầm tưởng rất thường thấy của nhiều anh em, kể cả những người đã từng chơi đồng hồ lâu. Đừng nhầm lẫn, đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau! Chronogaph là chức năng bấm giờ thể thao. Còn Chronometer là chứng nhận về độ chính xác của đồng hồ đeo tay. Một chiếc đồng hồ Chronometer là chiếc đồng hồ có độ chính xác cao được kiểm duyệt và chứng thực bởi tổ chức COSC – chuyên chịu trách nhiệm về việc kiểm nghiệm chất lượng đồng hồ (Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres). Và để nhận được chứng nhận Chronometer này, đồng hồ phải vượt qua hàng loạt cuộc thử nghiệm khắc nghiệt được tiến hành trong 15 ngày đêm liên tục ở 5 vị trí và 3 mức nhiệt độ khác nhau. Những chiếc đồng hồ này chỉ sai số trong khoảng từ 4 đến 6 giây/ngày.
COSC tiến hành phép thử độ chính xác của đồng hồ bằng cách sử dụng các camera và máy tính để phân tích dữ liệu; thêm vào đó là dùng 2 chiếc đồng hồ nguyên tử có độ chính xác tuyệt đối.
Dựa vào kết quả mỗi ngày, phân tích dữ liệu, COSC sẽ tiến hành tính toán 7 phép thử như quy định, bao gồm:
Tốc độ trung bình 1 ngày: Sau 10 ngày thử nghiệm, đồng hồ chỉ được phép sai lệch từ -4 đến +6 giây/ngày.
Tốc độ thay đổi trung bình: COSC theo dõi đồng hồ ở 5 điểm khác nhau (2 chiều nằm ngang và 3 chiều thẳng đứng) mỗi ngày. Trong thời gian 10 ngày sẽ có 50 điềm và sự sai lệch không quá 2s.
Tốc độ thay đổi lớn nhất ở 5 vị trí khác nhau không lớn hơn 5s/ngày.
COSC trừ giá trị trung trung bình theo chiều thẳng đứng cho giá trị trung bình theo chiều nằm ngang, độ sai lệch phải nằm trong khoảng -6 đến +8s.
Sự khác nhau giữa tốc độ lớn nhất trong ngày với tốc độ trung bình trong ngày không quá 10s/ngày.
COSC thử nghiệm tốc độ đồng hồ tại 8 độ C và 38 độ C; sự sai khác về thời gian không được quá 0.6 giây mỗi ngày.
Sai số lũy tiến: được xác định bằng sai số giữa tốc độ trung bình trong ngày ở 2 ngày thử nghiệm đầu tiên và cuối cùng, sai lệch không được vượt quá 5s.
Vượt qua 7 cuộc thử nghiệm trên, đồng hồ sẽ được chứng nhận Chronometer và khắc biểu tượng của tổ chức này trên máy đồng hồ khi xuất xưởng.
Chiếc đồng hồ Quartz Chronometer
Một chiếc đồng hồ điện tử Chronometer có độ chính xác gấp 10 lần so với đồng hồ quartz thông thường. Hơn nữa, nó là 1 sản phẩm độc quyền được sản xuất theo quy mô nhỏ. Mỗi chiếc đồng hồ sẽ được thử nghiệm trong 11 ngày liên tục ở 1 vị trí và 3 mức nhiệt khác nhau. Ngoài ra, trong suốt 1 ngày, nó phải quay cả 3 chiều trong không gian để giả định như sử dụng ở thực tế bên ngoài. Cuối cùng, nó phải chịu 200 cú sốc tương đương với 100G (mạnh hơn 100 lần so với lực hấp dẫn (bảng dưới đây).
Dựa vào các thang đó, tiêu chí được đánh giá. Một khi vượt qua được 8 tiêu chí này, nó sẽ được công nhận chứng chỉ Chronometer. Hiện nay, chỉ có 3% số đồng hồ đạt được chứng nhận này Rolex được coi là ông vua trong chế tạo đồng hồ Chronometer, sau đó là Omega, Breitling, TAG Heuer và Panerai; trong đó Breitling – tất cả đồng hồ của hãng đều được chứng nhận Chronometer trước khi xuất xưởng..
Trên đây là một số thông tin cơ bản về khái niệm Chronometer là gì và các bài kiểm tra chất lượng. Để có thêm kiến thức bổ ích, bạn đọc hãy thường xuyên ghé thăm chuyên mục Kiến Thức Đồng Hồ nhé.