Đánh Bóng Dây Đồng Hồ Với Những Điều Bạn Phải Biết

Dây đồng hồ Titanium

Có thể nói cụm từ “đánh bóng dây đồng hồ” khá chung chung, nhất là với sự đa dạng về chất liệu dây đồng hồ như ngày nay. Mỗi chất liệu có một tính chất riêng liệu ta có thể áp tất cả vào một quy trình chung không?  

Với bài viết này, Bệnh Viện Đồng Hồ sẽ tổng hợp lại tất cả các chất liệu làm nên dây đồng hồ trên thị trường, cũng như chỉ ra quy trình đánh bóng dây dây đồng hồ. Các bạn cùng theo dõi nhé!!

Đánh Bóng Các Chất Liệu Dây Đồng Hồ

Đánh bóng dây đồng hồ kim loại/ dây đồng hồ Inox

Một chất liệu rất phổ biến để làm dây đồng hồ thường được làm chất liệu thép không gỉ 316L (Stainless Steel) với đồng hồ chính hãng tầm trung và cao cấp. Chất liệu thể hiện được vẻ đẹp trang nhã, thanh lịch và phù hợp với bất kỳ sự kiện quan trọng nào.

  • Ưu điểm của loại này: Bền, khó bị oxy hóa và nếu bạn ra mồ hôi cũng hoàn toàn không vấn đề gì.
  • Nhược điểm: nặng và có thể bị xước sau va chạm hoặc sử dụng lâu ngày, gây mất thẩm mỹ. Và trông rất đứng tuổi.
Dây kim loại inox phổ biết với chất liệu 316L
Dây kim loại inox phổ biết với chất liệu 316L
  • Đánh bóng dây đồng hồ inox (316L, 904L) là không hề khó, điểm khó là trong quá trình đánh bóng có thể giữ lại được form dây ban đầu và các thớ mờ và thớ bóng.

Đánh bóng dây đồng hồ mạ PVD

Những chiếc đồng hồ mạ màu PVD là chiếc đồng hồ sử dụng công nghệ mới mạ màu thay vì mạ vàng thật hoặc bọc vàng thật. Áp dụng công nghệ ngày sẽ giúp giảm tương đối chi phí so với việc mạ vàng thật hoặc bọc vàng thật. Giúp đồng hồ trở nên sang trọng hơn mà chi phí hợp lý hơn rất nhiều. 

  • Ưu điểm: đồng hồ mạ vàng PVD bền hơn, có độ bám dính tốt. Đặc biệt với công nghệ tiên tiến thì thân thiện với môi trường. Và độ bền lớp mạ sẽ phụ thuộc vào từng hãng đồng hồ với chất lượng mạ khác nhau và chất lượng chất liệu nền khác nhau. Đối với một mẫu đồng hồ sử dụng chất thép inox đạt chuẩn 316L lớp mạ sẽ được bền màu hơn..
  • Nhược điểm: Vẫn có khả năng bị bai màu sau một thời gian sử dụng đặc biệt là khi xảy ra tình trạng xước xát 
Dây đồng hồ Omega mạ PVD đen
Dây đồng hồ Omega mạ PVD đen

Đánh bóng dây đồng hồ mạ pvd vàng hay đen mà vẫn giữ nguyên được màu mạ là điều không thể. Bởi đây là một lớp mạ rất mỏng chỉ cần lướt qua máy đánh bóng là sẽ lộ ra lớp thép trắng phía sau. Vì vậy khi đồng hồ xước sát quá nhiều thì chúng ta có thể nhả hẳn lớp màu mạ, để chuyển sang những chiếc đồng hồ màu thép. Sau đó sử lý đánh bóng và làm mới chúng.

Đánh bóng dây đồng hồ si

Dây đồng hồ si là thuật ngữ có lẽ khá lạ lẫm với anh chị em đeo đồng hồ, Chất liệu của dây đồng hồ si là chất liệu thép non thậm chí atimon. Nhương thương hiệu sẽ mạ bên ngoài một lớp thép không gỉ giống như việc mạ pvd vậy, một lớp rất mỏng. Vì vậy nếu lớp mạ này bị xước hay bị bai theo thời gian sẽ để lộ bên trong một lớp thép màu tối hoặc lớp atimon rất xấu.

  • Ưu điểm: Một chất liệu cho những chiếc đồng hồ giá thấp
  • Nhược điểm: Dùng nhiều trong sản xuất đồng hồ hàng giả hàng Fake nhiều, theo thời gian sẽ bị oxy hóa. Thông thường, dây đồng hồ si này chỉ được áp dụng cho những chiếc đồng hồ Fake hoặc các hãng đồng hồ ở phân khúc thấp, chúng chỉ đẹp về ban đầu nhưng sau thời gian sử dụng sẽ bị oxy hóa
Một số mẫu đồng hồ Casio phân khúc rẻ sẽ sử dụng chất thép non
Một số mẫu đồng hồ Casio phân khúc rẻ sẽ sử dụng chất thép non

Đánh bóng dây đồng hồ xi mạ sẽ không thể vì sẽ để lộ ra chất thép bên trong và dễ bị oxi hóa hơn.

Đánh bóng dây hợp kim Titanium

  • Ưu điểm: Chất liệu đặc biệt tên gọi Titanium: siêu cứng, siêu nhẹ, chống oxy hóa vào dạng “khủng”. Cứng hơn gấp 5 lần và nhẹ hơn 40% so với chất liệu thép thông thường.
  • Nhược điểm: Với đặc tính tuyệt vời về độ cứng, thì Titanium chỉ được sử dụng cho những mẫu đồng hồ cao cấp, giá không hề rẻ.
Đồng hồ Steinhart sử dụng chất liệu Titanium
Đồng hồ Steinhart sử dụng chất liệu Titanium

Với một chất liệu cứng như Titanium thì gần như việc đánh bóng là bất khả thi. Đánh bóng dây đồng hồ Titanium cần bột đánh bóng kim cương, và những dụng cụ chuyên dụng. Do đó chi phí đánh bóng những chiếc đồng hồ Titanium lên tới hàng triệu đồng.

Đánh bóng dây đồng hồ vàng khối

Việc sử dụng kim loại quý trong đồng hồ đã không còn là hiếm nữa. Rất nhiều thương hiệu cao cấp và trung cấp đều sử dụng chất liệu vàng này trong những chiếc đồng hồ của mình. 

  • Ưu điểm: Là chất liệu sang trọng và tăng rất nhiều giá trị cho đồng hồ cũng như người đeo
  • Nhược điểm: Chi phí cao hơn, những chiếc đồng hồ vàng khối thường có giá trên 5000$ và có những chiếc lên đến cả trăm nghìn đô la.

Đánh bóng dây đồng hồ vàng khối không khó, tuy nhiên chúng ta cũng không nên lạm dụng việc đánh bóng này. bởi sẽ làm hao mòn đồng hồ. Chỉ khi xước nặng hoặc xước xát quá nhiều thì chúng ta mới nên đánh bóng.

Dây đồng hồ da

Có thể nói tất cả các thương hiệu đồng hồ trên thế giới đều có các dây da. Đây cũng là chất liệu đắt giá, thường được trang bị cho những dòng sản phẩm cao cấp.

  • Ưu điểm của dây da: Chất liệu là từ da tự nhiên (da bê, bò, cá sấu..) luôn toát lên được sức trẻ, năng động nhưng không mất đi sự sang trọng. Công nhận loại chất liệu này rất được giới chơi đồng hồ thích, tính ứng dụng cũng cao nhất mà khả năng biến hóa đồng hồ theo nhiều phong cách khác nhau, phù hợp với mọi tuổi tác, nghề nghiệp, tính cách…
  • Nhược điểm: Ưu điểm càng nhiều thì nhược điểm cũng không ít cho chất liệu da này. Chắc chắn độ bền sẽ rất thấp, bị ngấm nước, ảnh hưởng của nhiệt độ.. một thời gian sử dụng, có thể gây mùi khó chịu, da bị mủn, bong tróc,… Và một số loại dây khác: Dây vải, dây nhựa, cao su, nato…

Với dây da đồng hồ tốt nhất là việc vệ sinh thường xuyên sẽ làm dây đồng hồ trở nên mới và bền hơn

Dây đồng hồ được làm từ chất liệu da bò

Quy trình đánh bóng dây đồng hồ theo tiêu chuẩn Thụy Sĩ

Với việc đánh bóng dây đồng hồ kim loại/ dây đồng hồ Inox là dễ dàng, với chất liệu Titanium việc đánh bóng gần như bất khả thi, khi bạn đến với Bệnh Viện Đồng Hồ sẽ tư vấn chi tiết về chất liệu đồng hồ của bạn.

  • Tiếp nhận và tư vấn chi tiết các vấn đề phải, nên hay không nên làm cho mẫu đồng hồ
  • Vệ sinh dây vỏ trước mở máy bằng máy hút bụi chuyên dụng
  • Tháo máy khỏi vỏ tránh đảm bảo không ảnh hưởng đến bộ phận chuyển động trong quá trình đánh bóng
  • Đánh bóng mờ và đánh bóng sáng từng phần bằng dụng cụ chuyên dụng
  • Đo khả năng chống nước trong tình trạng không máy bằng dụng cụ nén áp suất từ Đức
  • Lắp máy và kiểm tra độ chính xác của đồng hồ bằng máy đo tần số, và cơ cấu chuyển động cơ học như chuyển động của tay
  • Kiểm tra thẩm mỹ đồng hồ trước khi trao trả cho khách hàng7 bước này cũng sẽ áp dụng với đánh bóng dây đồng hồ mạ vàng hay đánh bóng dây sắt đồng hồ.

Giá Đánh Bóng Dây Đồng Hồ

Mức giá đánh bóng dây đồng hồ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. bởi có những trường hợp xước thông thường đánh bóng sẽ hết, nhưng có những trường hợp xước sâu chúng ta phải bù thép, hoặc bù vàng thì đánh bóng mới giữ được form đồng hồ. Đánh bóng đồng hồ còn phụ thuộc vào độ khó của thớ mờ thớ bóng hay thương hiệu đồng hồ. Nhưng Bệnh Viện Đồng Hồ sẽ cung cấp một mức giá gần nhất.

Bảng giá đánh bóng dây đồng hồ

Giá đánh bóng dây đồng hồ Inox từ 200.000đ
Giá đánh bóng dây đồng hồ mạ PVD từ 600.000đ
Giá đánh bóng dây đồng hồ Titanium từ 800.000đ
Giá đánh bóng dây đồng hồ vàng khối từ 800.000đ

Mức giá này chỉ mang tính chất tham khảo, anh chị em muốn báo chính xác giá đánh bóng đồng hồ nên qua trực tiếp, hoặc gửi đồng hồ về Bệnh Viện Đồng Hồ, khi xác định chính xác mức độ phức tạp của đồng hồ thì chúng ta mới có thể báo giá chính xác được. Hi vọng những thông tin mà Bệnh Viện Đồng Hồ cung cấp sẽ hữu ích cho anh chị em.

Xem thêm quy trình thay mặt kính đồng hồ

Xem thêm các dịch vụ sửa chữa đồng hồ tại bệnh viện đồng hồ và dây da đồng hồ , hộp xoay đồng hồ