Cơ cấu lên cót đồng hồ chắc hẳn không ai là không biết tới khi đã chơi đồng hồ đeo tay cơ. Thế nhưng cơ cấu này hoạt động như thế nào thì không phải ai cũng biết. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải thích chi tiết nguyên lý hoạt động của bộ phận này.
Nội dung bài viết
ĐỒNG HỒ CƠ LÀ GÌ?
Trước tiên, cần tìm hiểu khái niệm đồng hồ cơ là gì? Đồng hồ cơ là một trong những loại đồng hồ được ra đời đầu tiên, không sử dụng pin để hoạt động mà sử dụng nguồn năng lượng được lấy từ việc lên dây cót hoặc các chuyển động tự nhiên của tay.
Hiện nay, có 2 loại đồng hồ cơ phổ biến nhất là đồng hồ cơ automatic – cơ cấu lên dây cót tự động và đồng hồ cơ handwinding – cơ câu lên dây cót bằng tay. Trong bài viết hôm nay, Bệnh Viện Đồng Hồ sẽ giải thích chi tiết về cách thức cũng như nguyên lý hoạt động của cơ cấu lên cót tự động của đồng hồ cơ.
TÌM HIỂU VỀ CƠ CẤU LÊN CÓT ĐỒNG HỒ CƠ TỰ ĐỘNG
Đồng hồ đeo tay được chia làm 3 loại chính: Đồng hồ pin, Đồng hồ lên cót tay, và đồng hồ lên cót tự động.
Với đồng hồ pin thì chỉ cần viên pin còn đủ năng lượng chiếc đồng hồ sẽ chạy bình thường. Đồng hồ cót tay cũng tương tự, chỉ cần lên cót đều đặn mỗi ngày thì chắc chắn chiếc đồng hồ sẽ hoạt động ổn định.
Còn đồng hồ cơ tự động thì chỉ cần đeo hàng ngày thôi là nó sẽ tự động chuyển cơ năng từ vận động thường ngày vào thành năng lượng hoạt động cho đồng hồ. Nhưng làm sao chiếc đồng hồ cơ tự động lại làm được điều này?
Có rất nhiều cơ chế trên đồng hồ chuyển năng lượng từ vận động của người đeo vào tích trong hộp cót. nhưng phổ biến nhất hiện nay là cơ cấu tự động càng cua trên các máy cơ của nhật và cơ cấu tự động bánh xe ly hợp trên các máy Thụy Sĩ.
CƠ CẤU LÊN CÓT ĐỒNG HỒ CƠ TỰ ĐỘNG CÀNG CUA
Đây là cơ cấu tự động lên dây được phát minh bởi Seiko, tuy rất đơn giản nhưng lại cực kì hiệu quả trong việc chuyển năng lượng từ vận động bất kì của người dùng sang thành năng lượng xoay tích trữ trong hộp cót.
Quả nặng được lắp bên ngoài, chuyển động qua lại khi người đeo đồng hồ vận động.
Các bạn có thể thấy bộ tự động này bao Gồm: 1 quả nặng hình bán nguyệt bên ngoài sẽ chuyển động qua lại khi người dùng vận động, Bánh xe càng cua, càng cua, bánh xe bí, bánh xe lỗ vuông (bánh xe trụ cót).
Cơ cấu truyền chuyển động trong bộ tự động càng cua.
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ CẤU LÊN CÓT ĐỒNG HỒ CƠ TỰ ĐỘNG CÀNG CUA
Khi người sử dụng vận động, sẽ làm quả nặng hình bán nguyệt xoay quanh trụ trung tâm theo chiều bất kì. Trên quả nặng này được gắn cố định 1 bánh răng, khi quả nặng xoay thì bánh răng này cũng xoay, làm cho bánh xe càng cua xoay theo. Trên bánh xe càng cua có bộ phận càng cua được gắn lệch tâm, biến chuyển động xoay từ bánh xe càng cua thành chuyển động tịnh tiến của bộ phận càng cua. Khi càng cua chuyển động tịnh tiến thì có 2 càng là càng móc và càng đẩy, càng móc sẽ kéo 1 cạnh của bánh xe bí, càng đẩy sẽ đẩy cạnh còn lại của bánh xe bí. Lúc này chuyển động tịnh tiến của càng cua sẽ làm cho bánh xe bí xoay theo 1 chiều cố định. Từ đó làm cho bánh xe Trụ cót xoay theo 1 chiều cố định, và cuộn căng dây cót (lên cót), Dây cót sẽ kéo hộp cót quay và làm cho chiếc đồng hồ hoạt động.
CƠ CẤU LÊN CÓT ĐỒNG HỒ CƠ TỰ ĐỘNG CỦA BÁNH XE LY HỢP
Cơ cấu tự động sử dụng bánh xe ly hợp trong cỗ máy 2824-2
Đây là cơ cấu lên dây tự động cực kì thông minh mà phải mất hơn 200 năm phát triển của ngành đồng hồ người ta mới tìm ra được.
Cơ cấu này bao gồm 1 quả nặng (Quả Văng), 2 bánh xe ly hợp (bánh xe 2 tầng), 1 bánh xe trung gian, 1 bánh xe Lỗ Vuông (Bánh xe Trụ cót).
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ CẤU LÊN CÓT ĐỒNG HỒ CƠ TỰ ĐỘNG BÁNH XE LY HỢP
Khi người dùng vận động, quả văng xoay theo 2 hướng ngẫu nhiên, làm cho bánh răng cố định gắn vào quả văng cũng xoay theo 2 hướng bất kì, bánh răng cố định này khớp với bánh xe tầng trên của bánh xe 2 tầng (bánh xe lý hợp), làm cho 2 bánh xe ở tầng trên này quay theo 2 hướng ngược nhau. Điểm mấu chốt ở đây chính là khi bánh xe tầng trên quay theo bất kì chiều nào thì bánh xe tầng dưới của bánh xe ly hợp cũng chỉ quay theo 1 chiều. từ đó làm bánh xe trung gian cũng chỉ quay theo 1 chiều, kéo theo bánh xe Lỗ Vuông cũng chỉ quay theo 1 chiều, làm trụ cót cuộn căng cót (lên cót), giúp chiếc đồng hồ dễ dàng hoạt động.
Bộ tự động này nhìn có vẻ nhỏ gọn và thẩm mỹ hơn bộ tự động càng cua rất nhiều, nhưng lại phức tạp hơn hẳn. Thực thế sử dụng cho thấy bộ tự động sử dụng bánh xe ly hợp cũng có hiệu suất hoạt động cao hơn bộ tự động càng cua.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ CƠ
1, Đồng hồ cơ sẽ được nạp năng lượng nhờ vào sự di chuyển của cánh tay, nhưng điều này không có nghĩa bạn sẽ phải liên tục chuyển động cánh tay, vì nó đã được thiết kế để có thể phù hợp với các hoạt động thường ngày. Nên đeo đồng hồ liên tục trong ít nhất 8h để chiếc đồng hồ có thể hoạt động ngay khi bạn không đeo vào ban đêm.
2, Dù đồng hồ cơ của bạn có khả năng chống nước, nhưng Bệnh Viện Đồng Hồ vẫn khuyên nên hạn chế sử dụng khi rửa tay, đi bơi, đi tắm hoặc xông hơi.
3, Không được để chiếc đồng hồ cơ gần những nơi có thể phát ra từ trường mạnh như tivi, loa thùng, nam châm, bộ phát wifi,…
4, Nên tránh những va đập khi hoạt động mạnh, chơi thể thao, vì điều này có thể làm ảnh hưởng đến dây cót và khả năng trữ năng lượng của chiếc đồng hồ cơ.
>> Đọc ngay: 5 Điều Cần Biết Về Đồng Hồ Cơ Cho Những Người Mới Tìm Hiểu
Trên đây là những kiến thức cơ bản về 2 cơ cấu tự động lên cót đồng hồ cơ phổ biến nhất, ngoài ra còn rất nhiều cơ cấu khác, nhưng độ phổ biến thấp và cực kì phức tạp nên hẹn các bạn trong một bài viết khác. Bệnh Viện Đồng Hồ hi vọng các bạn có những thông tin bổ ích tại chuyên mục Kiến Thức Đồng Hồ!
Comments are closed.