Trong bài viết trước chúng tôi đã mô tả tương đối đầy đủ về chiếc đồng hồ Vacheron Constantin Celestia. Phần thưởng cho việc nhắc đi nhắc lại về nó là tôi có cơ hội được chụp ảnh nó tại chủ sở của Vacheron Constantin một vài tuần trước. Thực sự thì Celestia là một chiếc đồng hồ cực kì phức tạp – nó là chiếc đồng hồ đeo tay phức tạp nhất mà Vacheron Constantin từng tạo ra.
Nếu bạn chưa đọc phần 1 hãy đọc tại đây trước khi đọc phần 2 vì vài viết chuyên sâu nên sẽ khó hiểu.
Celestia là một chiếc đồng hồ với những chỉ báo thiên văn cực kỳ phức tạp- không dừng ở đó, nó còn thể hiện được mối liên hệ sâu sắc đằng sau các chu kì thiên văn phía sau những gì chúng ta thấy trên bầu trời khi nhìn từ Trái Đất.
Trước Celestia, đồng hồ đeo tay phức tạp nhất của Vacheron là Tour de L’Ile, được sản xuất để kỷ niệm 250 năm thành lập Vacheron. Tour de L’Ile có một số chỉ báo thiên văn, cũng như tourbillon, lịch vạn niên và khả năng điểm chuông. Vào thời điểm nó được tạo ra (năm 2005), nó là chiếc đồng hồ đeo tay phức tạp nhất thế giới và cho đến tận ngày nay, 12 năm sau, nó vẫn không mất đi sức mạnh để gây ấn tượng.
Tour de L’Ile cũng là một chiếc đồng hồ rất lớn, với số lượng chức năng phức tạp là 16 (theo công bố của Vacheron) thì không có gì đáng ngạc nhiên khi kích thước của nó là: 47mm và dày 17,8mm. Có tổng cộng bảy chiếc được sản xuất và trong dịp kỷ niệm 250 năm của Vacheron, chiếc đầu tiên đã được Antiquorum bán đấu giá và được bán với giá 1.876.250 CHF, vào thời điểm đó là kỷ lục cho bất kỳ chiếc đồng hồ đeo tay hiện đại nào. (Có một giao dịch tương tự, chiếc đồng hồ bỏ túi King Fouad I, được hoàn thành vào năm 1929, được bán với giá 3.300.250 franc Thụy Sĩ, tương đương khoảng 2,7 triệu đô la.)
Celestia không giống với Tour de L’Ile khi chỉ có các tính năng thiên văn, sự toàn diện trong các tính năng thiên văn của nó cũng rất khác so với Kẻ-Tiền-Nhiệm Tour de L’Ile. Khác biệt với nhiều chiếc đồng hồ khác, còn hơn cả một chiếc đồng hồ có các tính năng siêu phức tạp, nó tập trung để đạt được sự hài hòa về mặt thẩm mỹ mà bạn khó có thể thấy được ở một chiếc đồng hồ có các tính năng phức tạp. Với những chiếc đồng hồ đeo tay hoặc bỏ túi có một vài tính năng phức tạp khác đôi khi nhà sản xuất phải đánh đổi giữa vẻ đẹp và sự thống nhất của mặt số để biểu thị được các chức năng phức tạp. Celestia thì khác, bởi vì tất cả sự phức tạp của nó được chọn lọc và sắp đặt một cách hài hòa, và sau cùng nó trở thành triết lý mới trong chế tạo đồng hồ phức tạp.
Celestia hoàn toàn không có các chi tiết trang trí công phu và nét cổ xưa của những chiếc Vacheron phức tạp trước đó. Cách xử lý mặt số, sắp xếp các chức năng, và cảm nhận chung dường như trái với những điều thường thấy trong thiết kế một chiếc đồng hồ Thụy Sỹ phức tạp- Gần như theo phong cách thiết kế hiện đại. Ở một số khía cạnh khác, ngoài 3 ô biểu thị các chức năng thiên văn thì chiếc đồng hồ cũng có cấu trúc và cách trình bày thông tin như những chiếc đồng hồ cơ bản. Điều này có nghĩa là nó sẽ dễ đọc hơn, giúp người đọc dễ dàng hiểu được những khái niệm mang tính trừu tượng trong thiên văn, những khái niệm đó được coi là những đại diện cho các khía cạnh khác nhau của các chu kỳ thiên văn.
Chiếc Tour de L’Ile có các chỉ báo ở cả mặt trước và mặt sau, với mặt sau rất đặc biệt khi có sự xuất hiện của 1 bản đồ sao. Celestia cũng có cách thiết kế tương tự, ở mặt trước của đồng hồ bạn có thể thấy các chỉ báo lịch vạn niên, thời gian mặt trời mọc và mặt trời lặn, độ dài của ngày, và các pha của mặt trăng. Ngoài ra còn một dấu hiệu ngày/đêm khá ẩn những rất tiện lợi, bạn đã thấy nó chưa? Hãy chú ý tới nó thêm một chút.
Đáng chú ý nhất trong những chức năng phức tạp trên Celestia có lẽ là cái gọi là Mareoscop ( nó thực sự đáng chú ý ngay cả khi đặt cạnh những chiếc đồng hồ phức tạp). Chức năng này cho biết và dự báo mức cao/thấp của Thủy Triều, đồng thời cho biết vị trí tương đối của Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời. Cuối cùng, đó là các ký hiệu của cung hoàng đạo, các phân điểm-chí điểm, và một phương trình thời gian ( phương trình cho biết giờ chính xác mặt trời lên thiên đỉnh).
Chu kỳ thủy triều và âm lịch
Các Mareocop và Moonphase nằm liền kề nhau, điều này hoàn toàn hợp lý vì chúng có liên quan mật thiết với nhau. Sóng Thủy triều biểu thị thủy triều cao và thấp, Mặt trăng có ảnh hưởng lớn nhất đến điều này. Để sử dụng Mareoscope, trước tiên, bạn tham khảo các bảng thủy triều ở nơi bạn cần dùng và đặt chỉ báo thủy triều trên Celestia tương ứng với mức thủy triều ở thời điểm hiện tại trên bảng thủy triều đó. Khi bạn đã thực hiện điều đó, bạn sẽ biết được thủy triều cao và thấp trong nháy mắt, và bạn cũng sẽ có thể dự báo được khi nào thủy triều sẽ lên và khi nào thủy triều xuống.
Thủy triều cao nhất- thủy triều được gọi là “Spring” xảy ra khi Mặt trăng, Mặt trời ở cùng 1 phía so với Trái đất và xếp thẳng hàng. Lúc này Thủy triều chịu tác động từ lực hút của cả mặt trăng và mặt trời theo cùng 1 hướng, đây cũng là thời điểm xảy ra nhật thực. Hiệu ứng cộng của các trường hấp dẫn từ mặt trời và mặt trăng trong các liên kết là nguyên nhân khiến thủy triều đạt đỉnh. Bởi vì Mareoscope cho thấy các vị trí tương đối của Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời vào bất kì thời điểm nào, nên có thể thấy thủy triều đạt cực đại khi Mặt trời và mặt trăng ở gần nhau nhất, và khi mặt trời, mặt trăng và trái đất xếp thành 1 góc vuông thì thủy triều sẽ ở mức thấp nhất. Mối liên hệ giữa Mặt trăng, Trái đất, Mặt trời được thể hiện bởi một hình chữ thập với trái đất đặt ở tâm trên MareoScope.
Chỉ báo Moonphase cho thấy các pha của Mặt trăng, cả chỉ thị marecop và moonphase đều được điều khiển bởi một bộ truyền bánh răng âm lịch. Thời gian 1 tháng ở đây là khoảng 29,531 ngày; bộ bánh răng được làm chính xác với sai số ở mức siêu nhỏ, 150 năm mới sai 1 ngày, hệ thống bánh răng này điều khiển cả hệ thống Trái đất / Mặt trăng trên mặt trăng. Mareoscope cũng cho thấy thời gian cần thiết để mặt trăng hoàn thành 1 vòng quay (thông qua chu kỳ thủy triều). Bạn cũng có thể thấy được ngày âm lịch dài hơn 1 chút so với ngày Mặt trời (24h50’ mỗi ngày), mỗi đợt thủy triều đạt đỉnh cách nhau 12h25’.